Nguyên nhân:
- Do Adenovirus nhóm III
- Có khả năng ngưng kết hồng cầu gà, vịt, gà tây, bồ câu.
- Nhân lên trong nhân tế bào và hình thành thể vùi trong nhân
- Khả năng gây nhiễm mất khi xử lí bằng dung dịch 0,5% formaldehyde và 0,5% glutaraldehyde.
Loài vật mắc bệnh:
- Gà đẻ (phần lớn biểu hiện triệu chứng lúc 25-35 tuần tuổi). Gà đẻ trứng nâu thường mẫn cảm hơn
- Ngoài ra virus còn được phân lập trên vịt và ngỗng khỏe nhưng không gây giảm đẻ trứng.
- Chất chứa căn bệnh:
- Trứng bị nhiễm (trứng bất thường)
- Phân
Đường xâm nhập và cách lây lan:
- Chủ yếu qua trứng bị nhiễm
- Qua phân hoặc chất tiết bam vào thức ăn, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chăm sóc.
- Bệnh có thể lây từ gà bệnh qua gà khỏe qua dụng cụ lấy mẫu hay tiêm chích
Triệu chứng:
- Bệnh kéo dài trong 4-10 tuần, tỷ lệ đẻ giảm 40 %
- Vỏ trứng mất màu (ngày thứ 8 sau khi bệnh)
- Trứng vỏ mỏng, vỏ mềm hay không vỏ
- Tỷ lệ nở giảm
Bệnh tích:
- Buồng trứng không hoạt động
- Teo ống dẫn trứng
- Đôi khi tử cung (vùng tuyến vỏ) bị viêm, thủy thủng
Chẩn đoán:
Chẩn đoán phân biệt
Với triệu chứng giảm đẻ và giảm chất lượng trứng cần phân biệt với các bệnh như:
Viêm phế quản truyền nhiễm Thương hàn gà
Newcastle Bệnh do Mycoplasma
Nấm phổi Một số bệnh về dinh dưỡng
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
a/ Phân lập giám định virus
- Nuôi cấy trên trứng vịt hay ngỗng có phôi
- Môi trường tế bào vịt hay ngỗng
b/ Phản ứng huyết thanh học
- Phản ứng HI
- Phản ứng trung hòa (SN),….
Phòng bệnh:
Làm vaccine cho gà hậu bị 1 lần lúc 15-16 tuần tuổi bằng vaccine của Intervet hay
Merial
Bảo đảm vệ sinh thú y
Điều trị:
Không có thuốc điều trị, chỉ bổ sung vitamin cho gà trong 2 tuần
XEM THÊM CÁC BỆNH VỀ GÀ TẠI ĐÂY
MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG LIÊN HỆ