Sau khi các nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tuyên bố kết thúc đàm phán, nhiều thông tin lại cho rằng, TPP không chỉ đem đến cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức. Vậy đối với ngành chăn nuôi cơ hội và thách thức ấy có tác động như thế nào?
Cơ Hội Cho Ngành Chăn Nuôi
TPP có điểm nổi nhất là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa và thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn.
Việt Nam tham gia TPP sẽ tận dụng cơ hội tốt hơn với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Cơ hội có thể thấy trước mắt đó là việc tiếp cận khoa học công nghệ mới, giống mới, sản phẩm mới cũng như làn sóng đầu tư mới sẽ dễ dang hơn.
Đối với ngành chăn nuôi, nhìn một cách tổng thể, chúng ta sẽ có cơ hội nhất định như: Giá con giống, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, máy móc sản xuất… giảm do hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.
Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Không khuyến khích tăng số lượng đầu con mà tập trung tăng chất lượng, hạ giá thành, nâng cao giá trị gia tăng. Mục tiêu chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu sản phẩm có lợi thế.
Một số doanh nghiệp đã nỗ lực trong sản xuất, chế biến để có sản phẩm tốt nhất, đạt chuẩn quốc tế. Công ty Cổ phần Tiên Viên đã có những bước khởi động tích cực khi áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi đó chính là việc áp dụng công nghệ vaccine mới từ Pháp áp dụng trên gà Tiên Viên 1 ngày tuổi.
Thách Thức Đến Với Ngành Chăn Nuôi
Thách thức lớn nhất mà TPP mang lại cho ngành chăn nuôi Việt Nam thể hiện ở cả ba phân ngành chính là lợn, gà và bò.
Đặc biệt, chăn nuôi gà Việt Nam không có khả năng cạnh tranh cao. Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi gà cho biết, chi phí sản xuất 1kg thịt gà (hơi) hiện khoảng 60.000 đồng. Giá bán nguyên con ra thị trường 70.000 đồng/kg, giá bán đã qua giết mổ 110.000đồng/kg. Trong khi gà nhập khẩu chỉ có giá dưới 100.000 đồng/kg nên các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh.
Với chăn nuôi lợn, Việt Nam có thói quen sử dụng thịt tươi nên hiện nay nó được xem là một ưu điểm. Tuy nhiên, theo xu hướng vận động thói quen này sẽ dần chuyển sang việc sử dụng thịt đông lạnh.
Hiện thịt bò nhập khẩu từ các nước đã có giá rất cạnh tranh do quy mô chăn nuôi lớn, trong khi điều kiện chăn nuôi bò của Việt Nam rất thấp về: quy mô nhỏ, giống chất lượng kém, do đó, rất khó để nói về khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò Việt Nam.
Hội nhập là vấn đề tất yếu nên chúng ta chỉ có thể tận dụng tốt cơ hội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế.
Với TPP, các ngành hàng của Việt Nam đều gặp ít nhiều thách thức. Chỉ khi vượt qua được Việt Nam mới thực sự nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần đặt ra “những việc cần làm ngay” để bài học cũ từ WTO không lặp lại.
Ngành Chăn Nuôi Nên Cải Thiện Thế Nào?
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không sớm có biện pháp ứng phó phù hợp, Việt Nam sẽ sớm trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nước khác là chính.
Để đứng vững trong hội nhập, ngành chăn nuôi cần nhanh chóng cải thiện chất lượng giống, quản lý chặt việc sử dụng thức ăn chăn nuôi, đầu tư hơn nữa cho công tác thú y… Đồng thời, tập trung tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi để cải thiện, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, với sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu khu vực và thế giới.
MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG LIÊN HỆ